Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

Phác đồ điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Bệnh nhân bị sốt xuất huyết cần có phác đồ điều trị hợp lý thì bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm và không để lại những hậu quả đáng tiếc. Tuy bệnh chưa có thuốc chữa dứt điểm, nhưng bạn có thể tham khảo những cách điều trị triệu chứng trong bài viết dưới đây.

Khi bị sốt xuất huyết, việc bạn cần làm là chờ đợi virus khởi phát qua các giai đoạn trong 7 – 10 ngày sẽ phục hồi. Trong thời gian phát bệnh, tuy không có thuốc đặc trị nhưng rất cần các biện pháp xử lý triệu chứng để chúng không nặng thêm và gây biến chứng.

>> Xem thêm: Virut sốt xuất huyết lây qua những con đường nào

phac-do-dieu-tri-sot-xuat-huyet

1. Xử lý sốt

  • Sốt cao đột ngột là dấu hiệu đầu tiên bạn gặp khi sốt xuất huyết. Khi bắt đầu có cơn sốt cao, bạn hãy uống thuốc hạ sốt liều phù hợp, hàm lượng paracetamol 10 – 15mg/ kg cơ thể. Uống cách mỗi 4 – 6 tiếng. Nếu không sốt quá cao, không nên sử dụng thuốc liên tục kẻo ảnh hưởng tới gan nhé. Tổng lượng dùng paracetamol không quá 60mg/ kg cơ thể/ ngày.
  • Khi sốt người sẽ mất nước và mệt mỏi, bạn hãy uống ngay oresol để bù nước và bù chất điện giải cho cơ thể, không rơi vào tình trạng mê man. Nên uống đủ 2 lít nước oresol mỗi ngày.
  • Tăng cường uống nước lọc, nước trái cây… để bù dịch
  • Nếu người bệnh sốt cao rồi hạ nhưng không có biểu hiện lừ đừ mệt mỏi, sốc, hay nôn trớ quá nhiều, bạn hoàn toàn có thể điều trị ngoại trú bằng cách dùng thuốc hạ sốt và uống oresol, kết hợp ăn uống đầy đủ. Bệnh sẽ tự khỏi sau 7 – 10 ngày.

[caption id="attachment_3252" align="aligncenter" width="551"]oresol là chất điện giải giúp bù nước, bù khoáng khi bị sốt xuất huyết oresol là chất điện giải giúp bù nước, bù khoáng giúp cơ thể phục hồi[/caption]

2. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là một việc làm cần thiết khi nghi sốt xuất huyết, xét nghiệm máu giúp bạn khẳng định lại bạn có bị sốt xuất huyết hay không. Đồng thời, bác sỹ sẽ kiểm tra được lượng tiểu cầu trong máu. Thông thường, tiểu cầu sẽ giảm từ 2 – 3 ngày sau khi sốt, nếu tiểu cầu vẫn trên mức 80, bạn không cần nhập viện. Điều trị tại nhà sẽ cho bạn cảm giác thoải mái, thuận tiện, và cũng tránh được nguy cơ lây nhiễm các bệnh khác từ môi trường bệnh viện.

Ngay cả điều trị ngoại trú tại nhà, bạn cũng cần chú ý xét nghiệm máu 2 ngày/ lần để các bác sỹ tư vấn và đánh giá tình hình, can thiệp kịp thời.

>> Tham khảo thêm: Giảm tiểu cầu trong sốt xuất huyết - Nguyên nhân, cách điều trị

[caption id="attachment_3304" align="aligncenter" width="525"]Xét nghiệm máu thường xuyên 2-3 ngày/lần để kiểm tra tiểu cầu giảm hay không Xét nghiệm máu thường xuyên 2-3 ngày/lần để kiểm tra tiểu cầu giảm hay không[/caption]

3. Xuất huyết nặng

Đối với bệnh nhân điều trị ngoại trú có biểu hiện sốc, lừ đừ, mệt mỏi, không ăn uống được, cần nhập viện luôn để theo dõi. Đối với những người bệnh nặng, các bác sỹ sẽ can thiệp như sau:

  • Truyền dịch khi huyết áp và mạch có dấu hiệu bất thường để bù dịch và cải thiện sức khỏe của người bệnh.
  • Bệnh nhân bị sốc sẽ được truyền máu kịp thời để chống sốc, truyền hồng cầu trực tiếp để tránh hiện tượng xuất huyết quá nặng làm tiểu cầu xuống quá thấp.
  • Bệnh nhân sốc kéo dài cần đo CVP, truyền tĩnh mạch khi cần thiết, theo dõi nhịp thở, theo dõi lượng dịch trong ổ bụng, màng tim, màng phổi để đánh giá và can thiệp kịp thời, tránh tràn dịch.

Khi bệnh nhân trong tình trạng nặng, các quyết định liên quan đến điều trị thường sẽ được các bác sỹ thông báo và tư vấn đầy đủ. Gia đình và người bệnh cần hết sức bình tĩnh và đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân tối đa để có sức chống chọi với bệnh.

4. Chế độ ăn uống

  • Bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn các đồ giàu dinh dưỡng dạng nhuyễn, chất lỏng,… để dễ hấp thu như cháo, súp… Chia nhỏ bữa ăn để hạn chế tình trạng mệt mỏi, chán ăn dẫn tới không đủ chất chống lại bệnh.
  • Nên dùng đồ ăn nguội, bởi đồ ăn hay nước nóng khiến cho tình trạng xuất huyết dạ dày nghiêm trọng hơn
  • Kiêng các thức ăn cay nóng như tỏi, ớt, tiêu…
  • Bổ sung nhiều nước trái cây, chất điện giải

[caption id="attachment_3305" align="aligncenter" width="408"]Chế độ ăn cho người bị sốt xuất huyết Chế độ ăn cho người bị sốt xuất huyết[/caption]

5. Phòng tránh và bảo vệ

Khi một người trong gia đình bị sốt xuất huyết, những người còn lại cũng có nguy cây lây truyền cao nếu bị muỗi đốt. Vì vậy, thời giang này, bạn nhất định phải có biện pháp xua đuổi muỗi triệt để. Bạn có thể xông tinh dầu sả chanh, hoặc xịt tinh dầu ở quanh khu vực mình sinh sống để mùi sả làm cho muỗi sợ và di chuyển ra xa.

Tinh dầu GT cung cấp tinh dầu sả chanh nguyên chất 100%, giúp bảo vệ hàng triệu gia đình thoát khỏi dịch sốt xuất huyết hàng năm. Ngay cả những người đang bị sốt xuất huyết cũng có thể tái phát nếu muỗi đốt mang chủng dengue khác với chủng bạn đã mắc. Vì vậy, cần luôn luôn nhớ phòng bệnh hơn chữa bệnh bạn nhé.

Không giống như các loại thuốc xịt muỗi độc hại khác, tinh dầu sả chanh nguyên chất GT có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, mùi hương dễ chịu, thích hợp xông trong phòng để đuổi muỗi và thanh lọc không khí. Nhiều gia đình đã trở nên mạnh khỏe và hạnh phúc hơn chỉ nhờ thói quen xông tinh dầu hàng ngày. Bầu không khí trong lành và sạch mầm bệnh là bầu  không khí đáng hưởng thụ nhất. Hãy lựa chọn chúng cho bản thân và gia đình của bạn ngay từ hôm nay.

>> Xem nhiều thông tin hơn về bệnh sốt xuất huyết tại bài viết: Bệnh sốt xuất huyết: Các dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Bạn có thể tham khảo nguồn tại: https://tinhdaugt.com/phac-do-dieu-tri-sot-xuat-huyet.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét