Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

Bệnh sốt xuất huyết - Tinh dầu GT

Bệnh sốt xuất huyết những năm gần đây đã trở thành đại dịch đối với cộng đồng người Việt. Chưa kể số lượng người không qua khỏi do sốt xuất huyết, những người mắc bệnh cũng trải qua giai đoạn mệt mỏi và suy kiệt sức khỏe mãi nhiều tháng sau, ảnh hưởng tới tinh thần, đời sống và công việc một cách nghiêm trọng. Bệnh sốt xuất huyết do nguyên nhân gì và có thể phòng bệnh thế nào cho hiệu quả? Cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.
Bệnh sốt xuất huyết rất nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời
Bệnh sốt xuất huyết rất nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời

1. Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh gây ra do virus dengue, người bệnh sẽ có biểu hiện sốt cao kéo dài. Sốt đột ngột không rõ nguyên nhân và không kèm các biểu hiện như viêm mũi, viêm họng khác. Khi bắt đầu sốt, cơ thể sẽ luân phiên trải qua cảm giác nóng và lạnh thất thường, cơ thể yếu, chân tay bủn rủn không có lực, mắt hoa và người nổi mẩn đỏ. Sau vài ngày có thể xuất huyết mũi, miệng, mắt, tay chân, hoặc xuất huyết dạ dày gây nôn mửa ra máu rất mệt mỏi.
Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm và có khả năng lây lan rất nhanh
Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm và có khả năng lây lan rất nhanh
Nhiều người sau khi mắc sốt xuất huyết bị rụng tóc hàng loạt, miễn dịch kém và thường khi mắc đã mắc bệnh người bệnh sẽ mắc liên tục nhiều loại bệnh khác nhau do miễn dịch suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy, mỗi đợt điều trị sốt xuất huyết trên lý thuyết là trong vòng 2 tuần, nhưng thực tế có người đến nhiều tháng sau vẫn còn bị dư âm của bệnh làm cho điêu đứng.
Hiện, dịch sốt xuất huyết đã lan rộng ra 61/63 tỉnh, thành trên cả nước, với hơn 60.000 ca mắc, 18 ca tử vong. Tại Hà Nội, mỗi tuần ghi nhận từ 1.000-hơn 2.000 ca mắc mới và đã có 4 ca tử vong. Việc phòng chống sốt xuất huyết phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của người dân, với quan điểm: Không có muỗi vằn, không có loăng quăng, bọ gậy, không có sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt”. Do đó, xua đuổi muỗi, không để muỗi cắn là cách phòng trừ sốt xuất huyết. Theo: baonghean.vn
>> Xem thêm thông tin tại bài viết: Tất tần tật về sốt xuất huyết là gì?

2. Nguyên nhân bị sốt xuất huyết?

Nguyên nhân của việc bùng phát dịch sốt xuất huyết hàng năm chính là muỗi vằn. Loài muỗi này có tốc độ sinh trưởng chóng mặt, vì vậy, tốc độ lây lan bệnh cũng vô cùng khó kiểm soát nếu bạn không biết cách phòng tránh muỗi. Ước tính trên thế giới, đa số những trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh tật, đều có nguyên nhân sâu xa là bị truyền bệnh qua muỗi. Chúng được mệnh danh là kẻ giết người gián tiếp nhiều nhất thế giới.
Sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt”. Do đó, xua đuổi muỗi, không để muỗi cắn là cách phòng trừ sốt xuất huyết. Theo: giadinh.net.vn
Bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằn lây truyền từ người này sang người khác
Bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằn lây truyền từ người này sang người khác
Người bệnh nhiễm virus sốt xuất huyết lại không có biểu hiện ngay mà lại ủ bệnh trong vòng 7 ngày mới phát. Vì vậy, chỉ cần 1 người nhiễm bệnh, họ có thể lây bệnh cho cả một cộng đồng nhỏ như gia đình, cơ quan, trường học… một cách vô tình và không thể kiểm soát.
Muỗi vằn là tên tội phạm gây bệnh sốt xuất huyết
Muỗi vằn là tên tội phạm gây bệnh sốt xuất huyết
Hiện nay, chưa có vắc xin phòng tránh bệnh sốt xuất huyết, vì vậy cách duy nhất để tự cứu mình an toàn khỏi đại dịch chính là loại bỏ muỗi khỏi không gian sống một cách triệt để. Không có muỗi, sẽ không còn ai mắc phải bệnh này

3. Sốt xuất huyết có mấy loại?

Sốt xuất huyết là bệnh gây ra do người bệnh nhiễm phải một trong các loại virus sau: ArenavirusFiloviridaeBunyavirridae và Flavivirus. Các chủng virus này còn được gọi là chủng sốt xuất huyết dengue dengue 1, dengue 2, dengue 3 , dengue 4. Trong đó có những loài virus gây bệnh nhẹ, có thể phục hồi sau 1 – 2 tuần điều trị và nghỉ dưỡng, nhưng có những loại virus gây ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Nguyên nhân gây sốt xuất huyết là lây lan qua đường muỗi đốt, vì vậy hàng năm cứ đến mùa mưa ẩm thích hợp cho muỗi sinh sôi là dịch bệnh lại bùng nổ trên toàn quốc.
Nhiều người lầm tưởng bệnh sốt xuất huyết mỗi người chỉ gặp 1 lần trong đời. Điều này không hoàn toàn đúng. Thông thường mỗi người khi mắc bệnh sẽ có miễn dịch, tuy nhiên, có tới 4 chủng sốt xuất huyết khác nhau nên bạn hoàn toàn có thể mắc bệnh tới tận 4 lần, thậm chí mắc các lần liên tiếp nhau đe dọa tới tính mạng.
>> Xem thêm chi tiết: Các loại virut sốt xuất huyết

4. Biểu hiện sốt xuất huyết

Các dấu hiệu của bệnh sốt suất huyết
Nếu bạn đang rơi vào tình trạng ốm sốt và nghi ngờ mình có mắc sốt xuất huyết, hãy căn cứ vào những biểu hiện sốt dưới đây để tiên đoán nhé.

- Mệt mỏi dã rời

khi nhiễm virus sốt xuất huyết, bạn sẽ không sốt luôn mà thường ủ bệnh 7 ngày sau mới sốt. Vì vậy, trong thời gian ủ bệnh, cơ thể bạn sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, kiệt sức dù không bị bệnh gì. Sau vài ngày mệt mỏi mất sức mới bắt đầu có biểu hiện sốt.
>> Người sốt xuất huyết thường rất mệt mỏi nguyên nhân là do lượng tiểu cầu bị giảm đột ngột, xem thêm chi tiết tại: Giảm tiểu cầu trong sốt xuất huyết – Nguyên nhân, cách điều trị

- Sốt đột ngột

Đối với các loại bệnh khác, người bệnh sẽ sốt từ từ, tự nhẹ đến sốt cao, nhưng sốt xuất huyết thông thường sẽ sốt cao đột ngột đến trên 40 độ. Sốt nóng và lạnh luân phiên khiến người bệnh mệt mỏi.

- Sốt không rõ nguyên nhân

Thông thường người ốm bị sốt có thể do cảm nắng, trúng gió, mưa,… hoặc do sổ mũi ngạt mũi, viêm họng mà sốt. Nhưng với người bị sốt xuất huyết, bạn sẽ không tìm thấy bất kỳ nguyên nhân gây bệnh đi kèm nào khác.

- Đi tiểu nhiều

Virus sốt xuất huyết làm bạn buồn đi tiểu liên tục, nên nếu sốt cao mà đi tiểu nhiều, bạn có thể nghĩ tới sốt xuất huyết nhé.

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em

- Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em cũng tương tự như ở người lớn, nhưng trẻ mệt mỏi thường quấy khóc hoặc ngủ li bì, bạn cần theo dõi thường xuyên, cho con đi khám nếu thấy có các biểu hiện giống sốt xuất huyết để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe bé.

- Giảm tiểu cầu

Khi xét nghiệm sốt xuất huyết, tiểu cầu trong máu sẽ đi đáng kể khiến bạn đuối sức, khi xét nghiệm sẽ phát hiện mức độ tiểu cầu trong máu.
BSCKII Nguyễn Ngọc Lân – BV Thu Cúc cho biết: “Khi gặp chấn thương, tiểu cầu sẽ tập trung thành từng đám và dính chặt vào thành mạch nơi có tổn thương, giải phóng yếu tố làm đông máu, giúp cơ thể cầm máu khi có vết thương và bảo vệ thành mạch không bị rò rỉ. Khi số lượng tiểu cầu bị giảm quá mức thì quá trình đông máu không được thực hiện, gây ra hiện tượng chảy máu kéo dài. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh giảm tiểu cầu có tử vong do mất quá nhiều máu“. Theo vtv.vn

- Xuất huyết nhẹ

Ngay cả khi mới chớm bệnh, có thể bạn cũng gặp phải tình trạng xuất huyết nhẹ như chảy máu chân răng, nổi mẩn đỏ nhỏ, mắt đỏ, chảy máu cam…

- Mắt mờ

Sốt xuất huyết ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực, nếu mắt bạn trở nên mờ đi, đó cũng là biểu hiện trong thời kỳ nhiễm virus.
>> Sốt xuất huyết ở trẻ em rất nguy hiểm, tham khảo thêm bài viết: Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em – Nguyên nhân và cách điều trị

5. Sốt xuất huyết có lây không?

Sốt xuất huyết có tốc lộ lan truyền nhanh tới chóng mặt và cực kỳ khó kiểm soát. Chỉ cần một vài ca phát hiện nhiễm bệnh, là dự báo chỉ 1 tuần sau đó dịch đã bắt đầu bùng phát. Yếu tố bùng phát dịch nhanh làm cho nhiều người lo lắng về việc lây nhiễm bệnh khi chăm người ốm. Vậy shốt xuất huyết lây qua đường nào? Liệu chăm sóc người ốm, ở cạnh người bệnh có bị lây qua đường hô hấp không?
Theo các nghiên cứu về virus sốt xuất huyết, chúng không lây qua đường hô hấp như một số loại virus khác mà chỉ lây khi có sự truyền máu nhiễm virus từ người này sang người kia. Cụ thể là lây qua đường trung gian muỗi đốt. Tuy không lây trực tiếp, nhưng muỗi lại là côn trùng trung gian nhiều vô kể và có mặt ở khắp mọi nơi, nên việc phòng tránh trở nên vô cùng khó khăn. Bệnh sốt xuất huyết không nguy hiểm khi bạn chăm bệnh nhân hay ở giữa ổ dịch mà không bị muỗi vằn mang bệnh đốt. Vì vậy, hãy chú ý bảo vệ bản thân khỏi muỗi để tránh nhiễm bệnh nhé.

6. Sốt xuất huyết có được tắm không?

Người sốt xuất huyết lúc sốt nóng, lúc sốt lạnh và rất mệt mỏi. Quan niệm dân gian vẫn cho rằng khi bị ốm thì không nên tắm nhiều kẻo bị cảm nặng hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi bị cảm lạnh mà không được tắm rửa ở nơi kín gió. Còn sốt xuất huyết là bệnh đường máu, cơ bản không liên quan tới việc vệ sinh thân thể. Vì vậy, bạn vẫn nên tắm rửa thường xuyên, bởi khi sốt, người sẽ vã mồ hôi, không tránh được việc cảm thấy ẩm ướt khó chịu.
Sốt xuất huyết vẫn có thể tắm tuy nhiên không được tắm bằng nước lạnh và xông hơi
Sốt xuất huyết vẫn có thể tắm tuy nhiên không được tắm bằng nước lạnh và xông hơi
Tuy nhiên, do thời kỳ sốt xuất huyết, mao mạch và các niêm mạc trở nên nhạy cảm, bạn không nên tắm nước quá nóng, cũng tuyệt đối không được xông hơi giải cảm. Nước nóng hay xông hơi nóng dễ làm vỡ hoặc tổn thương mao mạch khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. Nếu tắm nước ấm, bạn hãy tắm thật nhanh, hoặc tốt nhất là lau người nhanh cho sạch sẽ là được bạn nhé.

7. Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết

Khi mắc sốt xuất huyết, bạn sẽ được các bác sỹ theo dõi và xét nghiệm máu liên tục, thường là 2 ngày/ lần, trong 3 – 4 lần cho tới lúc khỏi để theo dõi tiểu cầu. Bạn cần bình tĩnh chờ đợi, có thể tham khảo thêm các cách điều trị dưới đây.

Sốt xuất huyết sau bao lâu thì khỏi?

Thông thường, người bị sốt xuất huyết sẽ sốt và mệt kéo dài khoảng 3 – 5 ngày, tình trạng mệt mỏi từ 7 – 10 ngày tùy tình trạng bệnh. Sau khoảng thời gian này bạn có thể sinh hoạt tương đối bình thường, cần bồi bổ để cơ thể nhanh chóng phục hồi và hạn chế làm việc nặng, hay những việc sử dụng máy tính nhiều vì mắt vẫn có thể mỏi.

Sốt xuất huyết uống thuốc gì?

Hiện nay, y học chưa có loại thuốc nào đặc trị bệnh sốt xuất huyết. Nếu bạn mắc bệnh và phải nhập viện, thì thuốc uống, truyền hàng ngày chỉ là khắc phục những dấu hiệu bệnh mà thôi. Thông thường, bác sỹ sẽ chỉ định cho uống thuốc hạ sốt, giảm đau khi bạn sốt cao. Ngoài ra, bạn có thể được truyền nước để đảm bảo sức khỏe và dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể chống chọi lại với virus. Các thuốc bổ máu, thuốc dạ dày cũng có thể được kê để nâng cao tiểu cầu, và ngăn ngừa việc tổn thương dạ dày khi xuất huyết trong.
Khi bị sốt xuất huyết, cơ thể mất nước nhiều, nếu bạn điều trị tại nhà mà không đi bệnh viện, thì có 2 loại thuốc nhất định phải có là hạ sốt và oresol. Thuốc hạ sốt chỉ uống khi bắt đầu sốt cao, còn oresol pha theo liều lượng hướng dẫn của từng loại, uống mỗi ngày 2 lít thay nước.
oresol là chất điện giải giúp bù nước, bù khoáng khi bị sốt xuất huyết
Oresol giàu ion điện giải giúp bù nước, bù khoáng, cần bằng acid khi bị sốt xuất huyết

8. Cách phòng bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết tuy chưa có thuốc chữa nhưng lại có thể phòng tránh được, bởi chúng không lây qua đường hô hấp hay ăn uống mà chỉ lây khi bị muỗi chích từ người bệnh sang người lành. Để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết, cách hiệu quả nhất bạn có thể làm là phòng muỗi đốt
Th.BS Nguyễn Trung Cấp- Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cũng chia sẻ: “Gốc rễ vấn đề là phải diệt lăng quăng, bọ gậy trong vũng nước. Nếu để nở thành muỗi thì đuổi theo rất khó. Nhà có trẻ nhỏ nên để trẻ trong màn, trẻ lớn hơn cần lưu ý mặc quần áo dài và chơi trong căn phòng đủ ánh sáng thì muỗi ít hoạt động hơn”. Nguồn: Baomoi.com
Các để phòng bệnh sốt xuất huyết là tránh bj muỗi đốt
Các để phòng bệnh sốt xuất huyết là tránh bj muỗi đốt

- Mắc màn khi ngủ

Buổi tối là thời điểm muỗi hoạt động rất mạnh, khi đi ngủ, bạn nhớ mắc màn cẩn thận. Trong thời điểm mùa dịch, cần mắc màn cả trưa và tối để muỗi không thể bén mảng vào đốt gây bệnh.
Mắc màn khi ngủ để phòng tránh muỗi đốt
Mắc màn khi ngủ để phòng tránh muỗi đốt

- Vệ sinh nhà cửa

Môi trường ẩm thấp là môi trường lý tưởng cho mỗi sinh sôi. Nếu bạn có trông cây, bể chứa nước,… hãy nhớ giữ cho không gian khô thoáng, đập kín nắp bình nước, vại nước, hoặc thả cá và vại nước để tránh muỗi vào đẻ trứng. Môi trường trong nhà cũng cần được khô thoáng, giẻ lau tay chân, bếp núc nên được phơi khô trước khi mang vào trong nhà.
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, loại bỏ những chỗ có nước đọng, hạn chế treo nhiều quần áo
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, loại bỏ những chỗ có nước đọng, hạn chế treo nhiều quần áo

- Sử dụng tinh dầu sả chanh để đuổi muỗi

Đuổi muỗi bằng cách phun thuốc là phương pháp các khu phố vẫn làm khi có mùa dịch. Tuy nhiên, thuốc phun xong thường rất độc và có mùi khó ngửi. Chưa kể chỉ sau vài ngày, muỗi sẽ vẫn xuất hiện trở lại. Thay vì phun thuốc muỗi bạn nên sử dụng tinh dầu sả chanh nguyên chất GT để xông trong phòng, hoặc dùng để pha vào nước lau nhà hàng ngày. Trong nhà có mùi thơm tinh dầu sả chanh, muỗi sẽ không dám bén mảng tới. Hàng chục triệu người đã an toàn qua biết bao mùa dịch sốt xuất huyết chỉ nhờ cách đơn giản này.
Tinh dầu sả có tác dụng đuổi muỗi tốt nhất trong tất cả các loại tinh dầu
Tinh dầu sả có tác dụng đuổi muỗi tốt nhất trong tất cả các loại tinh dầu
Khi bạn ra ngoài chơi, hãy nhỏ vài giọt tinh dầu sả chanh vào quần áo, giày dép cho bạn và cho bé, để muỗi không dám đến gần. Nhất là các bé đi học ở môi trường mầm non thường tiếp xúc với nhiều người và có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh nhất.
Sốt xuất huyết là bệnh khiến bạn hao tổn sức khỏe, tiền bạc và để lại nhiều hậu quả xấu lâu dài, vì vậy, hãy nêu cao tinh thần phòng bệnh hơn chữa bệnh để cả nhà luôn khỏe mạnh bạn nhé.
>> Tham khảo chi tiết về: Tinh dầu sả chanh đuổi muỗi

Nguồn: https://tinhdaugt.com/benh-sot-xuat-huyet.html

MXH

Scoop
linkhay
issuu
trello
behance
digoo
reddit
facebook
linkedin
twitter
tumblr
minds
vk
medium
plurk
plus
deviantart
visual
instapaper
pinterest
blogspot
wordpress
livejournal

Sốt xuất huyết ở người lớn và cách điều trị

Tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết ở người lớn nhiều hơn trẻ em trong những năm qua khiến cho mọi người càng trở nên lo lắng với dịch bệnh nguy hiểm này. Đa phần do chủ quan hoặc không phát hiện bệnh và có hướng điều trị kịp thời. Vậy cần điều trị sốt xuất huyết ở người lớn như thế nào?

>> Xem thêm: Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em - Nguyên nhân và cách điều trị

1. Nguyên nhân sốt xuất huyết ở người lớn

Đối với những người trưởng thành, tuy có sức đề kháng tốt hơn nhiều so với trẻ em nhưng lại là đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết do các nguyên nhân chủ quà: Không mắc màn khi ngủ, không vệ sinh nhà cửa thường xuyên để muỗi có nơi ẩn ấp và gây bệnh. Người lớn cũng là đối tượng cần tiếp xúc với nhiều môi trường ngoại cảnh nên cũng có khả năng nhiễm bệnh cao hơn người già và trẻ em.

Nguyên nhân gây sốt xuất huyết ở người lớn là do bị muỗi vằn mang virus dengue chích và truyền bệnh. Hiện có tới 4 chúng dengue khác nhau, nên mỗi người lớn vẫn có thể mắc sốt xuất huyết tới 4 lần, và càng lặp bệnh nhiều, mức độ nguy hiểm ngày càng tăng.

>> Xem thêm: Virut sốt xuất huyết lây qua những con đường nào

[caption id="attachment_3295" align="aligncenter" width="495"]Nguyên nhân chính gây sốt xuất huyết ở người lớn là do muỗi vằn đốt Nguyên nhân chính gây sốt xuất huyết ở người lớn là do muỗi vằn đốt[/caption]

2. Biểu hiện của sốt xuất huyết người lớn

Khi bị nhiễm virus sốt xuất huyết, trong vài ngày đầu bạn vẫn sinh hoạt hoàn toàn bình thường, bởi bệnh chưa có dấu hiệu phát tác. Từ ngày thứ 3, 4 trở đi, cơ thể bạn rơi vào tình trạng mệt mỏi, có thể chóng mặt buồn nôn. Nhưng đây vẫn trong giai đoạn ủ bệnh. Tình trạng này có thể kéo dài 1 – 2 ngày.

Sau thời gian ủ bệnh, bạn sẽ rơi vào trạng thái đột ngột sốt cao không rõ nguyên nhân, sốt nóng kèm với sốt lạnh khiến cơ thể mất nước, mệt mỏi. Mắt có thể sưng phù nhẹ kèm hiện tượng uể oải, đi tiểu nhiều lần. Lúc này, bạn cần tới bệnh viện xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân gây bệnh.

[caption id="attachment_3296" align="aligncenter" width="635"]Các biểu hiện khi người lớn mắc bệnh sốt xuất huyết Các biểu hiện khi người lớn mắc bệnh sốt xuất huyết[/caption]

3. Sốt xuất huyết ở người lớn có nguy hiểm không

Sốt xuất huyết ở người lớn thường không để lại biến chứng gì quá nặng nề, và thường sẽ tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, chúng gây ra nhiều tổn thất về sức khỏe và ngoại hình của người bệnh. Thông thường, sau khi nhiễm sốt xuất huyết, có người bị rụng tóc, sạm da, gan yếu nên dễ bị nổi mụn và các bệnh về da cũng như các vấn đề khác về sức khỏe, mắt kém, thể trạng yếu, miễn dịch suy giảm nên dễ mắc liên tục nhiều bệnh liên tiếp gây mệt mỏi và suy nhược cơ thể kéo dài.

Sau khi mắc sốt xuất huyết, dù đã bước vào giai đoạn hồi phục nhưng bạn vẫn cần thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng, cơ thể cần khoảng 1 – 2 tháng để phục hồi hoàn toàn.

>> Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm nhất ở giai đoạn giảm tiểu cầu người bệnh cần đặc biệt lưu ý, xem chi tiết Tại đây

[caption id="attachment_3297" align="aligncenter" width="437"]Sốt xuất huyết gây hao tổn nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống Sốt xuất huyết gây hao tổn nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống[/caption]

4. Sốt xuất huyết ở người lớn bao lâu thì khỏi

Sốt xuất huyết ở người lớn thường kéo dài 7 – 10 ngày tùy sức khỏe và mức độ can thiệp của từng bệnh nhân. Tuy nhiên, tình trạng mệt mỏi có thể kéo dài hàng tháng sau đó. Vì vậy, bạn cần lên kế hoạch bồi bổ hợp lý để có sức khỏe tiếp tục công việc và sinh hoạt.

5. Sốt xuất huyết ở người lớn nên ăn gì

Khi bị sốt xuất huyết, bạn cần ăn uống các thực phẩm giàu dinh dưỡng. Lúc này dạ này có thể bị tổn thương do xuất huyết niêm mạc bên trong. Vì vậy, cần tuyệt đối kiêng đồ cay nóng như gừng, tỏi ớt, tiêu… Nên ăn đồ nguội để tránh áp lực lên niêm mạc dạ dày. Các món nước dinh dưỡng, nước trái cây, cháo, súp được khuyến khích dùng với người bệnh.

6. Điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho người lớn

Người lớn khi mắc bệnh hoàn toàn có thể điều trị tại nhà được, nếu đi xét nghiệm thấy lượng tiểu cầu cao hơn 80. Khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà, bạn cần nhớ uống hạ sốt khi sốt cao và uống đủ mỗi ngày 2 lít nước oresol, pha đúng theo hướng dẫn từng loại để tránh kiệt sức, mất nước. Ngoài ra, cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, bồi bổ sức khỏe. Khi cơ thể khỏe mạnh, thời gian phát bệnh sẽ rút ngắn đi đáng kể, thời gian phục hồi cũng nhanh chóng hơn.

[caption id="attachment_3298" align="aligncenter" width="357"]Điều trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà Điều trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà[/caption]

Tuy điều trị tại nhà nhưng cứ 2 ngày/ lần, bạn cần theo dõi lượng tiểu cầu thông qua xét nghiệm. Có thể tới bệnh viện hoặc gọi các dịch vụ xét nghiệm tại nhà để tránh có những tiến triển xấu mà không tự phát hiện ra được.

Để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi đại dịch sốt xuất huyết hàng năm, tinh dầu và thảo mộc GT khuyên bạn nên sử dụng tinh dầu sả chanh để xông hoặc lau nhà thường xuyên giúp tránh muỗi hiệu quả. Tránh được muỗi không chỉ tránh được sốt xuất huyết mà còn phòng được hàng trăm thứ bệnh do mỗi gây ra mỗi năm. Hãy hành động ngay hôm nay vì sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.

>> Xem thêm bài viết tổng quan về sốt xuất huyết: Bệnh sốt xuất huyết: Các dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Bạn có thể tham khảo nguồn tại: https://tinhdaugt.com/sot-xuat-huyet-o-nguoi-lon.html

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

Sốt xuất huyết lây qua những con đường nào

Khi người thân trong gia đình hoặc bạn bè, đồng nghiệp bị mắc sốt xuất huyết, bạn cũng không khỏi đứng ngồi không yên vì sợ lây bệnh như hàng nghìn ca lây nhiễm khác. Vậy thực sự virus sốt xuất huyết lây qua những con đường nào? Liệu tiếp xúc thường xuyên với người nhiễm bệnh có bị sốt xuất huyết không?

Xem thêm:

Bệnh sốt xuất huyết: Các dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Phác đồ điều trị sốt xuất huyết mới nhất

1. Sốt xuất huyết lây qua muỗi nào?

Như chúng ta đều biết, bệnh sốt xuất huyết lây qua đường muỗi đốt. Tuy nhiên, không phải muỗi nào cũng có khả năng truyền bệnh, mà chỉ có muỗi vằn mới có thể mang virus dengue. Sau khi chích hút máu người bệnh, chúng mang virus dengue trong mình suốt đời, và virus không ngừng nhân lên qua tuyến nước bọt của chúng. Vì vậy, một con muỗi vằn có bệnh thường truyền được được bệnh cho rất nhiều người khỏe mạnh khác.

[caption id="attachment_3286" align="aligncenter" width="553"]muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết Muỗi vằn là loài truyền bệnh sốt xuất huyết[/caption]

Virus dengue cũng lây qua đường sinh đẻ của muỗi. Khi muỗi mẹ mang mầm bệnh, chúng vẫn sinh sản bình thường, và virus gây bệnh có trong trứng của muỗi. Khi chúng phát triển thành muỗi con vẫn có khả năng gây bệnh tương tự như muỗi mẹ.

>> Xem thêm: Có mấy loại virus sốt xuất huyết

2. Sốt xuất huyết lây qua đường hô hấp không?

Nhiều người e ngại khi tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết cũng có thể lây nhiễm qua đường hô hấp. Bởi cứ bệnh nào bùng phát thành dịch lớn đều khiến cho người khỏe mạnh lo sợ như vậy. Tuy nhiên, đây là bệnh chỉ lây qua đường huyết chứ không lây qua hô hấp. Vì vậy, ngay cả khi bạn ở bên người bệnh, chăm sóc người bệnh nhiều ngày mà không bị muỗi gây bệnh đốt, thì bạn cũng hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm bệnh.

[caption id="attachment_3287" align="aligncenter" width="466"]Bệnh sốt xuất huyết không lấy qua đường hô hấp Bệnh sốt xuất huyết không lấy qua đường hô hấp[/caption]

3. Sốt xuất huyết có lây qua ăn uống không?

Ở những nơi công cộng, đôi khi không tránh được việc ăn chung thìa, đũa, cốc với nhiều người khác nhau. Nếu không may trong số đó có người nhiễm sốt xuất huyết mà chưa được phát hiện, thì bệnh cũng sẽ không lây cho người lành thông qua đường ăn uống bạn nhé. Vì vậy, bạn cũng không cần thiết phải tránh xa người bệnh. Sốt xuất huyết cũng không lây qua đường nước bọt.

[caption id="attachment_3289" align="aligncenter" width="582"]Sốt xuất huyết không lấy qua đường ăn uống nên không cần cách ly với người bệnh Sốt xuất huyết không lấy qua đường ăn uống nên không cần cách ly với người bệnh[/caption]

4. Sốt xuất huyết có lây từ mẹ sang con không?

Nhiều mẹ bầu nhiễm sốt xuất huyết thường đứng ngồi không yên vì lo lắng bệnh truyền cho con. Thực ra, khi bé ở trong bụng mẹ cũng có khả năng bị ảnh hưởng nhiều do trong quá trình xuất huyết làm cho thể trạng cả mẹ và con yếu đi. Trong giai đoạn đầu mang thai, sốt xuất huyết có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng lưu thai. Tuy nhiên, vẫn có những mẹ bầu mắc sốt xuất huyết và đứa trẻ an toàn tuyệt đối. Vì vậy, bạn hãy yên tâm điều trị theo chỉ dẫn của bác sỹ nhé.

[caption id="attachment_3288" align="aligncenter" width="621"]Sốt xuất huyết làm cơ thể mẹ yếu đi nên sẽ gây ảnh hưởng các mẹ cần làm theo chỉ định của bác sĩ Sốt xuất huyết làm cơ thể mẹ yếu đi nên sẽ gây ảnh hưởng đến con các mẹ cần làm theo chỉ định của bác sĩ[/caption]

5. Sốt xuất huyết có lây qua sữa mẹ?

Mẹ đang cho con bú mà mắc sốt xuất huyết, vẫn hoàn toàn có thể cho bé bú được bình thường. Tuy nhiên, việc cho bé bú có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ, bởi trong giai đoạn ăn được ít, mấy máu nhiều mà mẹ cho bé bú thường xuyên có thể mệt mỏi cao độ. Vì vậy, tùy sức khỏe của mình mà mẹ có thể quyết định cho nên cho bé bú mẹ bình thường hay cắt bớt cữ sữa cho bé nhé.

>> Xem thêm: Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em - Nguyên nhân và cách điều trị

[caption id="attachment_3290" align="aligncenter" width="512"]Sốt xuất huyết không lây qua sữa mẹ tuy nhiên sẽ làm cơ thể mẹ mất sức hơn cần lưu ý Sốt xuất huyết không lây qua sữa mẹ tuy nhiên sẽ làm cơ thể mẹ mất sức hơn cần lưu ý[/caption]

6. Các giai đoạn lây bệnh sốt xuất huyết

Người bệnh sốt xuất huyết sẽ trải qua nhiều giai đoạn như ủ bệnh, sốt, hạ sốt – giảm tiểu cầu, phục hồi. Nếu muỗi vằn chích người bệnh trong giai đoạn sốt, đây là giai đoạn có thể lây virus dengue sang người muỗi và truyền cho những người lành khác. Vì vậy, hầu hết những người bệnh sốt xuất huyết điều trị tại bệnh viện đều được cách ly sang khu vực khác để tránh lây nhiễm tràn lan cho những người lành.

[caption id="attachment_3291" align="aligncenter" width="438"]Các giai đoạn truyền bệnh sốt xuất huyết Các giai đoạn truyền bệnh sốt xuất huyết[/caption]

7. Sốt xuất huyết sau bao lâu thì hết lây?

Sau giai đoạn sốt từ 3 – 5 ngày, người bệnh không còn khả năng truyền nhiễm virus dengue cho người khác thông qua muỗi nữa. Tuy nhiên, muỗi vằn trong tự nhiên sinh sôi và truyền bệnh rất nhanh, vì vậy, ngay cả khi trong nhà hay cơ quan không còn ai có khả năng lây truyền sốt xuất huyết, thì việc phòng bệnh vẫn cần được đề cao hết sức bạn nhé.

Bệnh sốt xuất huyết thường khiến cho người bệnh mệt mỏi và để lại những hậu quả xấu như miễn dịch kém, dễ mắc các bệnh lý khác liên tục trong thời gian ngắn, suy gan, tóc rụng, tóc bạc, da dẻ xấu đi….  Vì vậy, để tránh sốt xuất huyết, bạn hãy tạo thói quen xông tinh dầu sả chanh GT thường xuyên. Phòng bệnh hơn chữa bệnh bạn nhé.

>> Mời bạn tham khảo: Cách dùng tinh dầu sả đuổi muỗi an toàn và hiệu quả nhất

Bạn có thể tham khảo nguồn tại: https://tinhdaugt.com/sot-xuat-huyet-lay-qua-duong-nao.html