Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

Giảm tiểu cầu trong sốt xuất huyết – Nguyên nhân, cách điều trị

Giảm tiểu cầu luôn xuất hiện khi bị mắc bệnh sốt xuất huyết. Hiện tượng này gây mệt mỏi kiệt sức nghiêm trọng ở người bệnh. Vậy giảm tiểu cầu là gì? Vì sao lại có tình trạng này? Làm thế nào để khắc phục tình trạng giảm tiểu cầu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Xem thêm: 

+ Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em - Nguyên nhân và cách điều trị

Sốt xuất huyết ở người lớn và cách điều trị

[caption id="attachment_3274" align="aligncenter" width="483"]Khi bị mắc sốt xuất huyết sẽ bị giảm tiểu cầu nên rất nguy hiểm Khi bị mắc sốt xuất huyết sẽ bị giảm tiểu cầu nên rất nguy hiểm[/caption]

1. Tại sao khi sốt xuất huyết lại giảm tiểu cầu?

Khi sốt xuất huyết, người bệnh thường sẽ bị tổn thương dày đặc ở các niêm mạc như lợi, môi, niêm mạc dưới da, niêm mạc dạ dày… Việc xuất huyết này khiến cho lượng tiểu cầu trong máu bị “tiêu hao” đi, thường là tiểu cầu bắt đầu hạ từ ngày từ 2 khi có cơn sốt. Và tiểu cầu hạ xuống thấp nhất vào khoảng ngày thứ 5, lúc này bệnh nhân cần được theo dõi và đo tiểu cầu thường xuyên thông qua việc xét nghiệm máu. Khi tiểu cầu giảm quá nhanh hoặc xuống mức quá thấp, bạn có nguy cơ bị xuất huyết não hoặc nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

BS Nguyễn Trung Cấp (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương) cho biết, khi bị SXH, người bệnh thường có biểu hiện sốt cao 3-4 ngày đầu kèm đau mỏi khắp người sau đó lui sốt. Tuy nhiên, chính giai đoạn lui sốt này xuất hiện các biến chứng hạ tiểu cầu hoặc cô đặc máu và thiếu thể tích tuần hoàn gây tụt huyết áp, sốc…

“Bệnh nhân được khuyên xét nghiệm máu theo dõi tiểu cầu từ ngày thứ 4 bị sốt. Mỗi ngày xét nghiệm một lần cho đến ngày thứ 7 của bệnh hoặc thấy tiểu cầu quay đầu đi lên”. Theo dantri.com.vn

2. Triệu chứng sốt xuất huyết giảm tiểu cầu

Triệu chứng sốt gây giảm tiểu cầu bắt đầu khi có hiện tượng xuất huyết qua các niêm mạc. Bạn hoàn toàn có thể kiểm chứng bằng mắt thường, như các nốt đỏ li ti nổi chằng chịt dưới da, hoặc mắt đỏ do xuất huyết niêm mạc mắt, chảy máu cam từ mũi, viêm lợi và chảy máu chân răng…. Lượng máu xuất huyết qua các niêm mạc khiến tiểu cầu trong máu giảm nhanh, và càng có nhiều biểu hiện xuất huyết, bạn càng cần xét nghiệm máu để biết mình đang ở mức độ nguy hiểm nào, tránh những biến chứng khó lường.

[caption id="attachment_3275" align="aligncenter" width="467"]Sốt xuất huyết gây giảm tiểu cầu trong máu Sốt xuất huyết gây giảm tiểu cầu trong máu[/caption]

3. Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu là hiện tượng gặp ở tất cả các bệnh nhân sốt dengue, đa phần chúng ảnh hưởng đến sức khỏe, thể lực trong một thời gian nhất định, nhưng sẽ không có biến chứng gì quá nghiêm trọng hay nặng nề về sau. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đặc biệt, nếu tiểu cầu giảm quá nhanh và quá thấp dưới mức cho phép, thường là dưới 80 phải nhập viện, dưới 50 có thể cảnh báo nguy hiểm, người bệnh cần hết sức chú ý đến những chỉ số xét nghiệm này.

Theo BS Nguyễn Trung Cấp, khoa Cấp cứu, Bệnh viện nhiệt đới TƯ, bệnh nhân nghi ngờ mắc sốt xuất huyết, cần làm xét nghiệm tiểu cầu trong 3 ngày liên tiếp, vào các ngày thứ 45-6 càng không được chủ quan. Nguồn: baomoi.com

4. Điều trị sốt xuất huyết giảm tiểu cầu

Hiện tại chưa có thuốc nào đặc trị bệnh sốt xuất huyết giảm tiểu cầu, nhưng bạn có thể chống chọi lại với bệnh bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, không bỏ đói cơ thể, để cho lượng huyết được tái tạo nhanh chóng. Nên ăn cháo loãng thay vì ăn cơm, vì lúc này dạ dày bị xuất huyết sẽ gây khó chịu khi tiêu thụ thức ăn cứng. Có thể uống sữa, ăn bánh mềm, cháo loãng, nhưng nên ăn đồ ăn nguội để hạn chế nguy cơ xuất huyết trầm trọng thêm vì thức ăn nóng.

5. Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu nên ăn gì?

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường có cảm giác chán ăn, nhưng việc ăn uống đủ chất rất quan trọng cho quá trình phục hồi, bạn cần chú ý chế độ ăn uống sau:

  • Tích cực bù nước: Bạn có thể uống nhiều nước, nhiều sữa, hoặc bù nước bằng chất điện giải oresol. Ngay từ khi bắt đầu bị sốt, hãy pha oresol theo hướng dẫn và uống đủ 2 lít nước điện giải này mỗi ngày.

[caption id="attachment_3252" align="aligncenter" width="551"]oresol là chất điện giải giúp bù nước, bù khoáng khi bị sốt xuất huyết oresol là chất điện giải giúp bù nước, bù khoáng khi bị sốt xuất huyết[/caption]

  • Cháo, súp dạng lỏng: Khi cơ thể mệt mỏi, ăn những dạng cháo dinh dưỡng này sẽ giúp dễ hấp thu hơn so với cơm hay đồ ăn thô. Nên chọn các loại cháo thịt giàu dinh dưỡng và phù hợp khẩu vị để ăn được càng nhiều càng tốt.
  • Bổ sung trái cây: Những trái cây giàu vitamin như cam, nước dừa, ổi,… rất tốt cho sức khỏe người bệnh. Hãy uống các loại nước ép hoặc ăn hoa quả thường xuyên để cơ thể nhanh phục hồi bạn nhé.
  • Những thức ăn nên tránh: Trong giai đoạn điều trị sốt xuất huyết, bạn cần tránh thức ăn cay nóng và đồ nhiều dầu mỡ, bởi chúng là nguyên nhân gây ra lượng nhiệt lớn trong cơ thể, khiến tình trạng sốt nghiêm trọng và lâu phục hồi.

Theo bác sĩ Phạm Ngọc Thắng: "Với người nhà bị sốt xuất huyết, thái độ xử trí đúng là: Đưa đi khám bệnh tại cơ sở y tế gần nhất. Tuân thủ đơn thuốc, uống nhiều nước, nhất là dung dịch điện giải, nước sinh tố. Ăn nhẹ, thường khuyên ăn cháo thịt nạc, ít mỡ dễ tiêu." Nguồn Soha.vn

6. Sốt xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có miễn dịch kém hơn nhiều so với người trưởng thành, thông thường khi xuất huyết giảm tiểu cầu, trẻ sơ sinh có xu hướng li bì rất khó nắm bắt. Thông thường, mọi trẻ sơ sinh mắc sốt xuất huyết cần lưu lại tại bệnh viện để được các y bác sỹ kiểm tra thường xuyên, tránh trường hợp giảm tiểu cầu quá thấp mà trẻ ngủ mệt, bố mẹ hay người chăm sóc không phát hiện được sẽ gây nhiều  biến chứng.

Nếu nhà có trẻ sơ sinh, bạn hãy tập thói quen tắm cho bé bằng tinh dầu tràm, và xông phòng với tinh dầu sả chanh để tránh muỗi và phòng bệnh tích cực. Tinh dầu và thảo mộc GT luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn sản phẩm phù hợp nhất với không gian bạn sinh sống và làm việc, để cùng bạn đi qua mùa dịch an toàn.

>> Tham khảo thêm đầy đủ thông tin tại bài viết: Bệnh sốt xuất huyết: Các dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Bạn có thể tham khảo nguồn tại: https://tinhdaugt.com/giam-tieu-cau-sot-xuat-huyet.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét