Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em – Nguyên nhân và cách điều trị

Hàng năm cứ tới mùa dịch sốt xuất huyết, có một lượng không hề nhỏ trẻ em mắc bệnh, để lại những hậu quả nặng nề về sức khỏe cũng như lo lắng của cha mẹ. Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em có nguyên nhân từ đâu? Và khi bé bị sốt xuất huyết, cần phác đồ điều trị thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chỉ dẫn giúp bạn.

>> Xem thêm: Sốt xuất huyết ở người lớn và cách điều trị

[caption id="attachment_3279" align="aligncenter" width="511"]Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em[/caption]

1. Nguyên nhân gây sốt xuất huyết ở trẻ em

Nguyên nhân chính gây sốt xuất huyết ở trẻ em chính là bị muỗi vằn mang virus Dengue đốt. Do trẻ em thường xuyên nô nghịch ngoài trời, những nơi ẩm thấp, ao hồ… Nên việc bị muỗi đốt khá thường xuyên và khó kiểm soát hơn người lớn. Vì vậy hàng năm, lượng trẻ em mắc sốt xuất huyết khá cao, và gây ra những hậu quả khá nghiêm trọng cho sức khỏe.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Singapore và Malaysia là các nước đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á báo cáo số ca nhiễm bệnh tăng lên đột biến khi đại dịch bùng phát. Có khoảng 390 triệu ca mắc bệnh sốt xuất huyết trên toàn cầu, 96 triệu người phải nhập viện cấp cứu và đa phần là trẻ em (thống kê mới nhất năm 2017)

>> Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết ở việt nam

Đôi khi do bản tính hiếu động, trẻ em thường thích ẩn nấp hay chui rúc những chỗ tối, vầy nước, nghịch đất cát… Hơn nữa, mùi da thịt trẻ em thường thơm thoảng mùi sữa dễ chịu nên cũng thường là đối tượng thu hút muỗi và côn trùng hơn so với người lớn. Vì vậy, cha mẹ khi cho trẻ đi chơi cũng cần chú ý tới việc phòng muỗi ở những nơi công cộng.

Theo điều dưỡng Trần Thị Ngọc, Khoa Truyền nhiễm, BV Nhi Trung ương, sốt xuất huyết Dengue (SXH) là một bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Bệnh diễn biến nhanh và nặng, có thể thành dịch. Bệnh có thể lây từ người sang người qua muỗi vằn. Nguồn 24h.com.vn

2. Các biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ

Các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em thường dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các bệnh khác. Trẻ bị nhiễm virus sốt xuất huyết thường có biểu hiện bỏ bú, kém ăn, li bì, quấy khóc… Ngoài ra, trẻ cũng có thể có các biểu hiện nôn trớ, chóng mặt. Tuy nhiên, những trẻ dưới 3 tuổi thường không mô tả chính xác triệu chứng cho bố mẹ biết, nên rất khó phát hiện.

[caption id="attachment_3278" align="aligncenter" width="349"]Cách dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em Cách dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em[/caption]

Sau giai đoạn ủ bệnh, trẻ sẽ sốt cao đột ngột. Lúc này, cha mẹ cần bình tĩnh kiểm tra xem bé có biểu hiện đau họng, sưng viêm mũi họng gì không. Nếu không có sưng viêm các vùng khác, chỉ sốt cao đơn thuần, thì có thể bé bị nhiễm virus dengue gây sốt xuất huyết. Cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt và nước điện giải càng sớm càng tốt, tránh để bé sốt quá cao gây lừ đừ mệt mỏi. Đồng thời phải cho bé đi khám để bác sỹ đánh giá tình hình.

3. Sốt xuất huyết ở trẻ em có lây không?

Sốt xuất huyết ở trẻ em có thể lây qua người khác qua đường truyền nhiễm. Nếu trẻ đang bị bệnh mà bị muỗi vằn đốt, virus gây bệnh Dengue sẽ truyền qua lưu trữ trong người muỗi vằn và được nhân lên theo cấp số nhân. Sau đó, khi muỗi chích hút máu những trẻ em hay người trưởng thành khác, lượng virus gây bệnh từ muỗi sẽ truyền qua người lành. Muỗi trở thành trung gian khiến lây nhiễm bệnh hàng loạt.

Tuy nhiên, bệnh lại không lây qua đường hô hấp hay ăn uống. Vì vậy, bé bị sốt xuất huyết trong thời gian ủ bệnh nếu có tiếp xúc với trẻ em khác, đều không lây bệnh trực tiếp cho các bé khác.

4. Sốt xuất huyết ở trẻ em kéo dài bao lâu

Sốt xuất huyết ở trẻ em cũng có cơ chế hoạt động tương tự như người lớn. Tuy nhiên, do thể trạng và miễn dịch của trẻ em kém hơn nhiều so với người trưởng thành, nên khi mắc bệnh, các bé cũng sẽ có nguy cơ mệt mỏi và dễ bị sốc hơn. Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi đặc biệt nguy hiểm và cần có sự theo dõi sát sao của gia đình cũng như ý bác sỹ.

Bệnh sốt xuất huyết rất nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời

Sốt xuất huyết ở trẻ em cũng trải qua các giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Sau khi bị muỗi bệnh đốt, virus dengue sẽ được truyền vào cơ thể bé thông qua đường huyết và ủ bệnh từ 4 – 7 ngày.
  • Giai đoạn sốt đột ngột: Sau thời gian ủ bệnh, bé sẽ bị sốt đột ngột không rõ nguyên nhân (tức là không kèm đau đầu, đau họng, sổ mũi,…), nhiệt độ khi sốt virus có thể sốt cao lên tới 42 độ, sốt nóng và lạnh đan xen.
  • Giai đoạn xuất huyết: Thường từ ngày thứ 3 – 7 sau phát bệnh, trẻ bắt đầu bị nổi mẩn, xuất huyết, thoát huyết tương. Việc thoát huyết tương khiến trẻ mệt mỏi li bì. Giai đoạn này rất nguy hiểm, cần theo dõi sát sao, có thể gây sốc.
  • Giai đoạn phục hồi: Từ ngày thứ 5 hoặc thứ 7 trở đi, trẻ bắt đầu phục hồi, có dấu hiệu thèm ăn trở lại, đã qua giai đoạn nguy hiểm.

Như vậy, sốt xuất huyết ở trẻ em sẽ kéo dài khoảng từ 7 – 10 ngày tùy thể trạng và mức độ mắc bệnh, mức độ can thiệp của gia đình và bác sỹ.

5. Cách điều trị sốt xuất huyết ở trẻ

Cũng như các bệnh sốt do virus khác, sốt xuất huyết tuy ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng lại chưa có thuốc đặc trị nào có thể loại bỏ bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng do bệnh gây ra cần được khắc phục liên tục. Những việc bạn có thể làm cho bé lúc này gồm: Cho bé uống thuốc hạ sốt phù hợp, cho bé uống oresol để tránh người lả đi vì mất nước. Cho bé bú mẹ hoặc dỗ bé uống sữa, ăn cháo nguội để cơ thể có sức khỏe chống lại virus.

[caption id="attachment_3280" align="aligncenter" width="345"]cách điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em cách điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em[/caption]

Nếu nhận thấy tình trạng  khá nghiêm trọng, các bác sỹ sẽ chỉ định truyền dịch hay tiêm thuốc cho bé. Gia đình cần bình tĩnh xử lý theo hướng dẫn của bác sỹ.

>> Tham khảo: Phác đồ điều trị sốt xuất huyết mới nhất 2018

6. Cách phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

ThS.BS. Bùi Mai Hương: "Phòng SXH tốt nhất là không để muỗi đốt, tăng cường diệt muỗi và diệt bọ gậy (lăng quăng) bằng mọi biện pháp từ dân gian đến dùng hóa chất (phun thuốc, hương muỗi) và cần đông đảo người dân tích cực tham gia. Bởi vì không có muỗi, không có bọ gậy (lăng quăng) sẽ không có SXH". Báo suckhoedoisong.vn

Để phòng sốt xuất huyết ở trẻ em, cách tốt nhất bạn có thể làm là khiến cho muỗi tránh xa người bé, cũng như không gian vui chơi, hoạt động của bé. Đơn giản nhất là hãy dùng tinh dầu sả chanh nguyên chất để xông trong phòng ngủ, tránh cho bé bị muỗi đốt lúc ngủ. Đồng thời, khi đưa bé ra ngoài chơi, đi học, đi dạo… Bạn nên nhỏ vài giọt tinh dầu sả chanh hoặc tinh dầu tràm vào khăn, áo của bé để muỗi không dám tới gần.

>> Xem chi tiết: Cách dùng tinh dầu sả đuổi muỗi an toàn và hiệu quả nhất

Tinh dầu GT sẵn sàng tư vấn các biện pháp phòng tránh muỗi hiệu quả nhất, an toàn nhất bằng tinh dầu, để không có trẻ nhỏ nào phải mệt mỏi vì sốt xuất huyết. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0974170468 để được tư vấn cách sử dụng và chọn mua tinh dầu chuẩn 100% giúp phòng bệnh dịch cho bé yêu cũng như cả gia đình.

Bạn có thể tham khảo nguồn tại: https://tinhdaugt.com/benh-sot-xuat-huyet-o-tre-em.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét